Tự diệt mối thì cần có kiến thức gì về loài mối?

Mối là một trong những loài côn trùng đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì những thiệt hại do chúng gây ra rất đáng kể và phổ biến. Có thể nói hiện nay nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp và xây dựng đang đầu tư nghiên cứu để tìm ra những biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn  và giảm thiểu tác hại của loài côn trùng này. Mỗi tổ mối là một lãnh địa sống hoặc có thể gọi nó là một xã hội riêng biệt. Trong tổ mối ,tùy vào từng loài khác nhau sẽ có vài trăm con hoặc vài chuc triệu con mối. Hiện nay trên toàn thế giới người ta đã giám định có 27.000 loài mối nó chung và riêng tại Việt nam có khoảng  hơn 80 loài mối, giữa các loài chúng chỉ khác nhau về hình thái, số lượng cá thể tổ mối, về cấu trúc xây dựng tổ….nhưng đa phần đều có điểm chung là chúng sống theo bầy đàn và có phân chia nhiệm vụ rõ ràng và thức ăn của chúng đa phần có xuất phát từ gỗ. Có thể nói mối là một trong những loạ côn trùng có tổ chức sinh học rất cao và phân đàn lớn. Mối chúa có thể sinh sản từ 2.000-3.000 trứng mỗi ngày. Trong các công trình xây dựng mối xâm nhập và đục các tường xây bằng xi măng nhờ tiết dịch axit có trong miệng kết hợp với chất bazo có trong nước bọt rất đặc trưng của loài mối.

diet moi nhanh

#Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của loài mối

-Mối là côn trùng hoạt động và ẩn náu sống theo đàn. Hiện nay trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và loại mối đất cánh đen.

-Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm vào đầu mùa hè khi thời tiết bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Có đôi khi người ta gọi mối là “kiến trắng” nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus).

Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

#Quá trình hoạt động và sinh sản

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối vua, chuyên giao phối, mối cái là mối chúa chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.
#Về sự phân công lao động của loài mối

+Mối chúa và Mối vua:

Mối chúa có trọng lượng lớn gấp hơn 300 lần mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa trừ mối được tận gốc. Mối chúa thường không ra khỏi tổ trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở gần vị trí mối đang gây hại. Mối vua ở bên cạnh mối chúa, có cơ thể nhỏ hơn và hỗ trợ mối chúa trong việc sinh sản và làm nhiệm vụ phân công lao động cho các thành viên của tổ mối.
Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15 cm), bộ phận sinh dục phát triển mạnh. Mối chúa có thể sống trên 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 2-3 năm tùy theo điều kiện thuận lợi, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 2.000 đến 3000 trứng.
+Mối thợ:

Cơ thể nhỏ, có thể nói mối thợ có các chi phát triển.Mối thợ chiếm số đông, tới 80 – 85% thành phần trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non…Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính liền vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao nhiều khi đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như những pháo đài chắc chắn.

+Mối lính:

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, nhiệm vụ của mối lính là chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên của loài mối lính rất phát triển ( có thể nói là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm gây mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn đó là điều hiển nhiên.

#Vậy mối và kiến trắng có khác nhau như thế nào?

Mối và kiến trắng nói chung chúng đều là côn trùng phá hoại đến đời sống của con người, chúng cũng có nhiều đặc điểm giống nhau. Về hình thái, cơ thể của chúng đều chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng. Nhưng chúng có một đặc điểm khác nhau về hình thái rất dễ nhận biết, đó là kích thước to, nhỏ của phần ngực so với phần đầu và phần bụng ở 2 nhóm. Kiến có phần ngực rất nhỏ và “thắt đáy lưng ong”so với 2 phần còn lại. Trái lại mối trông lại “béo trục, béo tròn”, do phần ngực không có sự khác biệt đáng kể nào so với đầu và bụng. Nhiều loài kiến nhiễm vào thức ăn của con người chúng ta, kiến làm mất vệ sinh, nhưng gây ra những thiệt hại không đáng kể cho công trình. Trái lại nhiều loài mối khi xâm nhập vào công trình chúng thường gây thiệt hại nhiều mặt và to lớn cho công trình nhà ở cũng như các công trình xây dựng.

#Vậy loại mối nào gây nguy hại nhất? và cách nhận biết chúng ra sao?

Mỗi đối tượng của nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây cối… bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung ở 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng phải nói đến là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes.
+Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
+Các loài mối đất thì chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.
+Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con. Phân thải ra có dạng hạt hình bông cải.
#Mối có tổng cộng bao nhiêu loài và việc xác định loài có ý nghĩa gì?
Theo thống kê của các nhà nghiêng cứu trên thế giới hiện nay mối có trên 2700 loài. Các loài khác nhau đương nhiên có các đặc điểm khác nhau.

+Về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây).

+Về đặc điểm dinh dưỡng: về thức ăn (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn),

+Về cách di chuyển: có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ.
>Hiện nay ở Việt Nam hiện đã phát hiện trên 80 loài mối. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các giống: Coptotermes, Odototermes, Macrotermes, Microtermes, Hypotermes, Cryptotermes. Biện pháp phòng trừ đối với từng nhóm loài có khác nhau

-Các loài Coptotermes có thể dùng biện pháp nhử để tập trung mối nhưng các loài Cryptotermes thì không thể nhử được. Vì vậy, để đề ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất cần phải biết công trình đang bị loài nào gây hại, từ đó xây dựng giải pháp phòng trừ hiệu quả nhất cho công trình và đây cũng là công việc rất khó đối với mọi người và những người chưa có kinh nghiệm hiểu biết nhiều về mối.
#Mối gây ra những tác hại gì?
Mối là một nhóm côn trùng chuyên lấy chất dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa xenlulo. Chúng có các đặc điểm chung sau đây: Hàm của mối thợ ( là con mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả gỗ lim, căm xe, lát, nghiến,… Chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic, Can xi. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:

–  Xâm nhập và phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ, giấy trong công trình.
– Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử đều này rất nguy hiểm
– Gây sụt lún cho nền móng công trình.
– Mối gây gãy, đổ làm cho cây trồng kém phát triển và dẫn đến chết cây trồng.

#Những nơi nào thường bị mối xâm nhập và gây hại?tac hai cua moi
Mối là nhóm côn trùng ưa nhiệt đặc biệt là khí hậu nhiệt đới ẩm, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Đất nước Việt Nam chúng ta nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, có thể nói mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1500m. Hiện nay cũng có thể nói hầu như tất cả các khu vực có người cư trú trên đất Việt Nam thì nơi nào cũng có mối và nhà cửa ở vùng nào cũng có thể bị mối tấn công và gây hại.
#Tại sao nói mối là côn trùng có tính xã hội cao?
Mỗi nhóm cá thể của tổ mối đóng vai trò riêng biệt. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các nhóm này, có thể nói mỗi nhóm là mỗi đẳng cấp có chức năng và nhiệm vụ riêng như sự phân công lao động trong xã hội loài người.

#Một hệ thống tổ mối thường có các đẳng cấp cơ bản như sau:
– Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác trong đàn. Các cá thể này có bộ phận sinh sản bị tiêu giảm.
– Mối lính chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Các cá thể này cũng có bộ phận sinh sản tiêu giảm.
– Mối vua chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra các cá thể khác trong đàn, Mỗi đàn có 1 hoặc 1 vài mối vua, 1 vài mối chúa. Các cá thể này có hệ sinh sản rất phát triển.
– Mối cánh chiếm khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các tổ mối mới. Các cá thể này có hệ sinh sản phát triển.
-Sự tồn tại của đàn mối dựa trên sự thực hiện các chức năng một cách tự giác của từng đẳng cấp. Đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu phù hợp, chống lại được kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. -Tổ chức của một đàn mối cũng được phân công như một xã hội nguyên thuỷ của con người vậy.

 #Về thức ăn của mối:
Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè sắn và các cây trồng khác.
Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm đựoc chế biến từ thực vật như giấy, vải…đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều máy móc bị hư hỏng theo.
Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, Trám trắng…còn tốt nguyên; một số loại mối đất lại ăn những loại gỗ đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan sát và lựa chọn loại mồi thích hợp và tác động thêm các chất dinh dưỡng hay còn gọi là chất dẫn dụ.
#Cùng tìm hiểu thêm về mối cánh
Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh.
Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp xuất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt các thiên địch như chim,cóc, rắn,…, chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt hang ổ đất rỗng do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ taọ ra một tổ mới.

*Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng mối được lâu dài.

** DIỆT MỐI NHANH là Công ty chuyên nghiệp, Công ty TNHH TM DV DIỆT MỐI NHANH với đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực diệt mối tận gốc phòng chống mối, chúng tôi rất hân hạnh được bảo vệ, ngăn chặn, chấm dứt những tổn thất do mối gây ra cho ngôi nhà hay các công trình của bạn!

»Hãy liên hệ với DIỆT MỐI NHANH để chúng tôi được phục vụ các bạn!

***Một số bài viết liên quan:

Mua thuốc diệt mối tại Bà Rịa chất lượng – giá rẻ

-Thuốc diệt mối tận gốc tại Bà Rịa – Vũng Tàu | Công ty Diệt Mối Nhanh

Thuốc Diệt Mối Tại Vũng Tàu ở Đâu giá rẻ?

Diệt mối tại Vũng Tàu ở đâu giá rẻ?

Công ty diệt mối tốt nhất Vũng Tàu

****Các bài viết khác:

-Công ty diệt mối uy tín – chuyên nghiệp tại Quãng Ngãi

Nơi cung cấp dịch vụ diệt mối tại bà rịa

Thuốc diệt mối tận gốc tại Bà Rịa – Vũng Tàu | Công ty Diệt Mối Nhanh

Diệt mối tại Tân Thành uy tín chất lượng số 1

Các bạn đến với Diệt Mối Nhanh chỉ qua một cuộc gọi!

*Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DIỆT MỐI NHANH

Địa chỉ 1: Tổ 64 Thôn Trung Nghĩa, Xã Nghĩa Thành, Huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT
Địa chỉ 2: 209 đường 30/4, Tp. Vũng Tàu, BRVT
Địa chỉ 3
: 2654 Nguyễn Chí Thanh – Phước Nguyên – Thành Phố Bà Rịa

MSDN: 3502383175

Website:https://dietmoinhanh.vn

Emai:info@dietmoinhanh.vn

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *