Những nghiêng cứu mới nhất về loài kiến

Trung tâm diệt Mối và Côn trùng thuộc Công ty Diệt Mối Nhanh có bài viết sưu tầm những nghiên cứu mới về loài kiến rất lý thú dưới đây để bạn đọc hiểu biết thêm về loài côn trùng bé nhỏ này.

Contents

Hệ thống điều hỏa nhiệt độ trong tổ kiến

Loài kiến nổi tiếng nhất với tính cần cù và siêng năng, nhưng kỹ năng xây dựng nơi ở của chúng càng khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên.

Các nhà khoa học thuộc Viện bảo tàng khoa học tự nhiên quốc gia (Argentina) tiến hành khai quật một tổ kiến để tìm hiểu xem chúng làm cách nào để giữ được nhiệt độ ổn định và đủ không khí, cho phép những con non có thể phát triển. Kết quả, nhóm khai quật đã phát hiện thấy rằng loài kiến xây dựng tổ của chúng với hệ thống các tháp nhỏ bên trong. Những tháp nhỏ này được xây bằng các bức tường xốp và thông với hệ thống thông gió, giúp không khí có thể lưu thông giống như một thành phố tí hon dưới lòng đất. Các nhà khoa học sau đó đã đưa một đàn kiến cỏ vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu và kiểm tra kỹ năng xây dựng tổ với nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm đất sét, cát thô và cát mịn. Trong quá trình thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành thay đổi lượng xuyên số lượng vật liệu và phun nước vào vật liệu để mô phỏng mưa như trong tự nhiên.

Tiến sĩ Marcela Cosarinksy, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail“Khi loài kiến hoàn thành một tháp trong tổ của chúng, chúng tôi tiến hành phân tích cách thức sắp xếp vật liệu của chúng thông qua kính hiển vi, và phát hiện thấy rằng kiến xây dựng các tháp bằng cách, sắp xếp các hạt cát kết hợp với các khối đất sét nhỏ để tạo thành một loại vật liệu tơi xốp. Khi nước làm sụp đổ các bức tường của tháp được xây dựng bằng đất sét và cát, nhưng con kiến thợ ngay lập tức loại bỏ đống đổ nát để xây dựng một bức tường mới thay thể nhằm đảm bảo điều kiện nhiệt độ ổn định để con non.

to cua loai kien

Ảnh tổ của loài kiến

Phát hiện sự xuất hiện cùng một lúc của nhiều kiến chúa trong một tổ

Mới đây một đoàn làm phim của BBC đã chụp lại được cảnh hai kiến chúa cùng làm việc trong một tổ. Thông thường, mỗi tổ kiến chỉ tồn tại một kiến chúa duy nhất. Tuy nhiên với một số loài nhất định, các “nữ hoàng” không có quan hệ, liên kết với nhau để mở rộng địa bàn. Đoàn làm phim của BBC tin rằng đây là cảnh quay đầu tiên về sự hợp tác của kiến chúa trong tự nhiên được ghi lại. Những người trong đoàn đã phải mất 150 ngày trên sa mạc Arizona, Mỹ để “mai phục”những hình ảnh diễn ra trong mùa giao phối sau những cơn bão mùa hè của những con kiến Myrmecocystus mimicus. “Tôi biết nữ hoàng kiến đôi khi hợp tác với nhau nhưng tôi thật sự ngạc nhiên bởi mức độ giao tiếp của chúng”, nhà quay phim John Brown cho biết. Lý do chính cho sự liên kết trên chính là nhằm chống lại những đối thủ mạnh hơn chuyên đánh cắp kiến con và tấn công những tổ kiến mới hình thành. GS di truyền Holldobler cho biết, đối với những tổ kiến sâu trên 3m, có đến nửa tá kiến chúa cùng tồn tại.

Theo một nghiên cứu của viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian, những con kiến nuôi nấm đã cấy những vụ nấm suốt gần 50 triệu năm nay. Mỗi chúa kiến nhỏ mang cả một vườn nấm theo mình khi nó bay đi để giao phối và thiết lập tổ mới. Những đợt ngắt quãng ngắn trong mối quan hệ của loài kiến với loài nấm trong thời gian xây tổ có thể giúp tăng sức bền của mối quan hệ qua lại lâu dài này.

Ông Michael Poulsen một cộng sự ngắn hạn của Smithsonian trong khi vẫn đang theo học tiến sĩ tại đại học Copenhagen nói: “Chúng đã bị đánh gục bởi một nghịch lý là thậm chí khi những con kiến chuyển một giống nấm đơn từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua các ổ của các loài kiến khác nhau, và thậm chí là một giống ở suốt vùng trung Mỹ chia sẻ các loại nấm giống nhau về mặt sinh học, điều này nghĩa là có những sự thay đổi diễn ra giữa nấm từ các ổ khác nhau”. Ông còn cho biết thêm :”Trong các thí nghiệm này, chúng tôi nhận ra rằng chỉ có một khoảng ngắn về thời gian -thời điểm kiến chúa xây dựng một tổ mới – khi sự thay đổi đối tác xuất hiện.”  Những con kiến thuộc giống Acromyrmex trồng duy nhất một loài nấm trong các tổ của chúng: Leucoagaricus gonglyophorus. Các bầy kiến trưởng thành chứa một dòng nấm vô tính – một kiểu di truyền đơn sử dụng nhiều chiến lược nhằm đảm bảo các loại nấm khác sẽ không xâm lấn. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng một số kiến chúa từ các đàn khác nhau thường dựng tổ rất gần nhau và các nhà nghiên cứu cũng phân vân là liệu các chúa kiến đã mang nấm từ một tổ nào đó sang các tổ sinh ra chúng — liệu chúng có nuôi dưỡng loại nấm này như vụ nấm của chúng? Ông Poulsen hiện đang hợp tác nghiên cứu tại Đại học Wisconsin nói :”Đó chính xác là những điều đã diễn ra”, ông nói thêm “Các chúa nhỏ nhận 1 loại nấm từ 1 tổ khác và cấy chúng ở tổ mới của mình. Sự thay đổi đối tác tạm thời thực sự đóng vai trò như một mạng lưới an toàn và tiến hóa trong quan hệ hỗ sinh kiến – nấm bằng cách ngăn cản sự tích lũy những thay đổi có hại”. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Evolution, do viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian, quỹ Lundbeck, quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và quỹ Nghiên cứu Quốc gia Đan Mạch hỗ trợ. Cơ quan Môi trường Quốc gia của Panama cấp phép ban hành.

Kiến sa mạc biết cách ngửi đường để về tổ

Khi bị lạc trên sa mạc, con người thường quẩn quanh trong một vòng tròn bế tắc. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi bằng cách nào mà các sinh vật sống trong sa mạc có thể tìm được đường mà không cần mốc chỉ dẫn.

Hiện một nghiên cứu mới đã chứng minh kiến sa mạc đã phải sử dụng cả mùi và các dấu hiệu thị giác cho hệ thống định vị của chúng nhằm tìm đường về tổ. Cho đến bây giờ các nhà nghiên cứu vẫn như rằng loài kiến sa mạc Cataglyphis fortis làm tổ ở các hồ muối khắc nghiệt tại Tunisia là một loài côn trùng chỉ dựa vào thị giác. Nhưng Kathrin Steck, Bill Hansson và Markus Knaden thuộc Viện sinh thái hóa học Max Planck tại Jena, Đức đã sử dụng phép ghi sắc khí để làm rõ rằng những môi trường sống siêu nhỏ trên sa mạc có các dấu hiệu mùi đặc trưng dẫn đường cho con kiến về tổ. Sau khi nhận diện ra một số mùi dấu hiệu này, các nhà nghiên cứu luyện cho con kiến trong các thí nghiệm nằm nhận ra các mùi chỉ đến lối bí mật dẫn vào tổ. Những con kiến đã học các kết nối đường vào tổ với một mùi đặc trưng, đồng thời phân biệt mùi dùng để rèn luyện và những mùi khác. Chúng thậm chí chọn lọc được mùi rèn luyện từ hỗn hợp bốn mùi. Chúng kém tập trung hơn khi phải đối mặt với hỗn hợp mùi thay vì chỉ một mùi chỉ đường duy nhất. Việc sử dụng các dấu hiệu khứu giác có nguồn gốc từ môi trường có tồn tại ở bồ câu, trong khi hầu hết những con kiến lại tin tưởng vào đường pheromon tự chế của chúng. Tuy nhiên loài kiến Cataglyphis lại có vùng tìm kiếm thức ăn lên tới 100m trong một môi trường mà nhiệt độ cao cũng như vị trí thức ăn thay đổi có thể khiến đường pheromone không còn hiệu quả. Điều này có thể là một lý do tại sao những con kiến này lại tìm kiếm dấu hiệu mùi khác ổn định mà chúng học được trên con đường vào tổ. Knaden mong muốn tìm hiểu về mối tương tác giữa thông tin thị giác và khứu giác trong các nghiên cứu về sau, ông cho biết: “Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi phát hiện ra rằng trong khi vừa phải theo dõi phân tích đường, học các tín hiệu thị giác, những con kiến này còn có thể thu thập các thông tin khứu giác nữa”.

Các loại cây có hoa ra đời làm bùng nổ đa dạng các loài kiến

Sự xuất hiện những loài cây có hoa đầu tiên 100 triệu năm trước có thể đã kéo theo sự bùng phát các loài kiến, các nhà khoa học lập luận 11.800 loài kiến hiện đại được biết đến ngày nay dường như đã phát sinh từ một loài đơn lẻ cách đây hàng triệu năm, song trước kia các nhà khoa học biết rất ít về lịch sử tiến hoá của chúng.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard, Mỹ phân tích những hoá thạch kiến bị kẹt trong hổ phách và phát hiện thấy tổ tiên của kiến hiện đại đã chạy tới lui trên mặt đất cách đây 140 đến 180 triệu năm. Tuy nhiên, những con kiến này phân hoá với tốc độ rất chậm. Cho đến khi những loài cây có hoa, hay cây hạt kín, đâm trồi trên hành tinh này. “Một bước ngoặt xảy ra 100 triệu năm trước, và kiến bắt đầu phân hoá một cách điên cuồng“, Corrie Moreau, đồng tác giả nghiên cứu cho biết. “Đây là cũng là thời gian chúng ta bắt gặp những rừng cây hạt kín đầu tiên“. Những rừng cây này xả nhiều lá cây xuống mặt đất, tạo ra nhiều hang hốc và nơi cư trú thích hợp cho kiến chuyên hoá và đa dạng loài. Ngày nay, số lượng loài phong phú nhất cũng vẫn được tìm thấy trong các thảm mùn thực vật và ngay bên dưới lớp đất bề mặt. Các tán rừng cũng là ngôi nhà ưa thích của kiến, trong đó một vài loài còn học được cách lượn trở về tổ trên cây nếu chẳng may bị rơi xuống. Các loài côn trùng khác bùng nổ dân số theo sau sự ra đời của cây có hoa. Chúng cũng sống dưới lớp lá mục, tạo ra nguồn thức ăn khổng lồ cho kiến. Và đến lượt mình, chính những loài cây có hoa trở thành thức ăn ưa thích của kiến. Ngày nay, kiến chiếm khoảng 15-20% sinh khối động vật trên toàn thế giới.

Loài kiến “ác quỷ” kiểm soát rừng Amazon

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra lời giải cho hiện tượng những “khu vườn ác quỷ” ở rừng rậm Amazon quanh năm chỉ có một loài cây duy nhất. Chính những con kiến sống ký sinh trên đó đã giết chết tất cả các loài thực vật khác trừ cây chủ. Người dân địa phương Peru gọi đó là những “khu vườn của ác quỷ” bởi nó chỉ tồn tại duy nhất một loài cây Duroia hirsuta. Đó là một hiện tượng đặc biệt trong khu rừng Amazon vốn rất đa dạng, khiến người dân địa phương nghĩ đến một thế lực siêu nhiên nào đó. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chính là kiến, chứ không phải ác quỷ, gây ra tình trạng này. 

Loài kiến Myrmelachista schumanni sống trong các hốc cây để tránh kẻ thù và sự biến đổi thời tiết. Chúng giết tất cả các loài thực vật, trừ cây chủ của mình, bằng cách tiêm axit fomic vào lá cây. Bằng cách đó, chúng giúp cây chủ của mình phát tán. Những khu vườn như vậy có hơn 300 cây thọ hàng trăm tuổi và hàng triệu con kiến. “Thật ngạc nhiên là kiến có thể kiểm soát cả môi trường sống của chúng. Chúng tạo ra một lãnh thổ gồm một loài cây duy nhất tại một nơi được cho là đa dạng phong phú nhất toàn cầu”, Deborah Gordon tại Đại học Stanford, Mỹ, nói.

Một số nghiên cứu trước đã cho rằng kiến hoặc bản thân những cây này đã tàn sát các loài thực vật xung quanh, nhưng không ai lý giải được vì sao. Nay Megan Frederickson và cộng sự tại Đại học Stanford đã tìm ra rằng kiến làm điều đó bằng cách tiêm vào một liều thuốc độc tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đã trồng những cây tuyết tùng phổ biến ở Amazon vào khu rừng của loài kiến. Khi họ đuổi hết các con kiến đi, loài cây này phát triển. Nhưng khi đàn kiến tới gần, các cây tuyết tùng rụng lá sau khoảng 5 ngày. Có thể các con kiến đã cắn một lỗ trên lá và để lại giọt axit fomic từ trong bụng mình. Hệ thống mạch trong cây đưa axit đi khắp nơi. Và chỉ sau vài giờ tấn công, những vùng loang sẫm xuất hiện trên gân lá. Axit fomic rất phổ biến ở các loài kiến: Khoảng 1/4 trong số 15.000 con sản xuất ra chất này. Rất nhiều kiến sử dụng axit fomic để tự vệ. Nhưng đây là lần đầu tiên kiến sử dụng nó như một loại thuốc diệt cỏ.

Bí mật thú vị về loài kiến “ĐIÊN”  

Loài côn trùng hung hãn, thân dài khoảng 2mm, phủ đầy lông và có màu nâu đỏ, loài kiến “điên” đã từng khiến nhiều bang nước Mỹ hốt hoảng.Theo các chuyên gia sinh học, loài kiến điên này có nguồn gốc từ Caribean và đến Mỹ theo đường tàu biển. Loài kiến này lần đầu tiên được tìm thấy ở Houston vào năm 2002. Chúng luôn đi thành bầy đàn với số lượng đông, chúng cắn phá mọi thứ trên đường đi, sở thích của chúng là phá huỷ máy tính, TV, thiết bị điện tử, thậm chí là xe máy và ô tô. Các nhà nghiên cứu côn trùng học phát hiện ra một con gần giống với loài kiến điên phát hiện hồi năm 2002, nó được đặt tên khoa học là Nylanderia. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác con kiến này thuộc loài nào, Để phân biệt họ đang cố tập trung vào nghiên cứu bộ phận sinh dục của con kiến đực. Việc nghiên cứu về lũ kiến “điên” này có thể tìm ra nguyên nhân và ngăn chặn chúng phá huỷ thiết bị máy tính. Đồng thời họ hy vọng quá trình nghiên cứu sẽ có cái nhìn sâu hơn về di truyền học của loài kiến nguy hiểm này. Kiến “điên” làm tổ ở bất cứ đâu, trong các thân cây, bãi rác, ô tô, xe máy hoặc các thiết bị điện tử. Chúng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chập và hỏng điện ở nhiều nơi. Chúng từng khiến cho nhiều bang nước Mỹ khủng hoảng khi tàn phá ít nhất 21 hạt thuộc bang Texas và một phần Mississippi và Louisiana hồi năm 2009. Năm 2008 trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston đã phải kêu gọi sự hỗ trợ từ các chuyên gia để ngăn chặn kiến “điên” di chuyển và phá huỷ thiết bị máy tính của họ.

Khi bạn cần diệt kiến, gián, mối, ruồi, chuột… hay liên hệ với chúng tôi theo các số máy dưới đây:

0971.897.840 hoặc 0766.352.971

“Chúng tôi đến với bạn chỉ một cuộc gọi!”

** Thông tin liên hệ chi tiết:

Công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DIỆT MỐI NHANH

MSDN: 3502383175

Email:info@dietmoinhanh.vn

web: https://dietmoinhanh.vn

*Một số bài viêt hữu ích khác:

Diệt kiến nhanh

DỊCH VỤ PHUN THUỐC MUỖI TẠI NHÀ, GIÁ RẺ

Diệt gián nhanh

Dịch vụ phun diệt muỗi tại nhà an toàn – hiệu quả

Công ty diệt chuột tại Bà Rịa Vũng Tàu | Diệt tận gốc – Chuyên nghiệp

Công ty diệt gián chuyên nghiệp tại Vũng Tàu

Bảng giá dịch vụ diệt mối, phòng mối 2019 của công ty Diệt Mối Nhanh

-Công thức diệt mối tận gốc đem lại hiệu quả cao, diệt sạch 100% tổ mối

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *