Thói quen phun thuốc diệt muỗi, tiện lúc nào phun lúc đó của người dân không những làm muỗi không bị tiêu diệt, nguy cơ làm muỗi lờn thuốc và hơn thế nữa người dùng bị nhiễm độc cấp tính.
Phun thuốc muỗi mà muỗi vẫn sống và vẫn chích
Tâm sự của bà Nguyễn Ngọc Lan tại đường 30/4 Thành Phố Vũng Tàu thì chị có cho chúng tôi biết, vào mùa mưa nhà chị cực kì nhiều muỗi. Muỗi bay vo ve trong nhà, muỗi đốt người làm cho các thành viên trong gia đình khó chịu. Con gái chị năm nay đã 5 tuổi nhưng cứ đến mùa là chân lại đầy vết muỗi đốt. Mỗi khi muỗi đốt thì cháu gãi khiến cho các nốt này trở thành các vết thương bị sưng tấy và trở thành những vết sẹo trông rất mất thẩm mỹ.
Muỗi là một loại côn trùng rất nguy hiểm
Cũng theo chị Lan thì để diệt muỗi, có lần chị đã phun thuốc hoặc đốt hương trừ muỗi khắp nhà nhưng đều không được hiệu quả, chiều về thì muỗi vẫn bay vo ve xung quanh mọi thành viên trong gia đình để chích
Qua kinh nghiệm của chúng tôi thì chính vì sự thiếu hiêu biết và cách làm không hợp lý khiến muỗi không chết sau khi phun. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thuốc diệt không đúng thời điểm, sử dụng loại thuốc không đúng và tạo điều kiện cho muỗi bị kháng thuốc
Theo chúng tôi thì vào từng thời điểm, từng loài muỗi sẽ có các khung giờ hoạt động khác nhau. Cho nên vấn đề phun đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng chủng loại thuốc sẽ khiến cho số lượng muỗi bị nhiễm độc cao hơn dẫn đến sự tiêu diệt muỗi nhiều hơn và lâu hơn.
Đối với loài muỗi sốt xuất huyết, chủ yếu đẻ trứng vào các bể chứa nước, chum vại, các dụng cụ phế thải có chứa nước mưa, nước sinh hoạt, ao tù, cống rãnh..Để phun diệt muỗi phòng sốt xuất huyết thì việc đầu tiên là tìm diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành. Loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh nhất là vào ban ngày, mạnh nhất là vào những đầu giờ vào buổi sáng, vì đây là thời điểm muỗi đã nghỉ ngơi qua một đêm nên sẽ bị đói. Tiếp theo là chúng ta có thể phun vào lúc mặt tròi lặn. Nhưng theo chúng tôi tốt nhất các bạn nên phun thuốc vào đầu các buổi sáng.
Tương tự loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện ở vùng nông thôn là culex tritaeniorhynchus. Loài muỗi này sống ở bên ngoài là chủ yếu, ban ngày chúng bay ra ruộng lúa để đẻ trứng, ban đêm thì bay ra chuồng gia súc, nhà ở của người dân để hút máu. Bởi vì vậy cần phải phun thuốc diệt muỗi vào ban đêm, từ 19 đến 22h. Nếu phun vào ban ngày sẽ không diệt được một số lượng muỗi lớn hơn vì muỗi đã bay ra ngoài ruộng lúa, còn thời gian tồn lưu của thuốc sẽ bị rút ngắn đi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc của một số hãng nổi tiếng như của Anh, Đức, Pháp, Ấn độ..vv.. có cách diệt rất hiệu quả mà lại rất an toàn với con người và vật nuôi. Hơn nữa thuốc này lại có tác dụng tồn lưu trên bề mặt từ 4 đến 6 tháng, không gây những tác dụng phụ như rỉ sét, không gây hoen ố tường, vải, thời gian cách li ngắn, không có mùi khó chịu và không phải chọn lựa giờ để phun.